VỀ XUÂN HÒA NGHE KỂ CHUYỆN HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN
VỀ XUÂN HÒA NGHE KỂ CHUYỆN HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN
Đền thờ Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi - xã Xuân Hòa có từ thế kỷ thứ 15. Theo Lê Triều Ngọc Phả, giỗ bà vào ngày 24/3 Âm lịch.
(Toàn cảnh Đền thờ Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần, thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hoà)
Theo sử sách ghi lại, Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần người làng Quần Đội - huyện Lôi Dương (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân). Bà là một "Thục nữ giai nhân". Bà kết duyên cùng Anh hùng dân tộc Lê Lợi trước lúc nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là một người vợ hiền thục, luôn chăm lo tới gia đình, chồng con. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, được chia thành 3 giai đoạn, trong đó 2 giai đoạn đầu đã gắn liền với những đóng góp của Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần cho cuộc khởi nghĩa. Để có được lương thực cho nghĩa quân, bà đã động viên mọi người tham gia sản xuất, bà đã cùng Phạm Nhữ Lãm vận động phường đánh cá Đa Mỹ (gần Quần Đội) dùng thuyền theo sông Chu ngược dòng tiếp tế cho nghĩa quân. Ngày 19/5/1423 sau khi hòa hoãn và dùng kế giả hàng, Bình Định Vương Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân rút về Lam Sơn. Tại đây, bà Phạm Thị Ngọc Trần , mặc dù đang có mang nhưng vẫn tiếp tục cùng nghĩa quân tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực. Ngày 20/11/1423 bà sinh ra Lê Nguyên Long, thiên tư đĩnh ngộ thực là đấng thông minh, trí tuệ. Ngày 12/10 năm 1424 theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân tiến vào Nghệ An mở rộng địa bàn hoạt động và là chỗ dừng chân để đưa cuộc khởi nghĩa trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Lúc này bà Phạm Thị Ngọc Trần mang theo đứa con thơ hẵng còn bế ẵm cùng nghĩa quân lên đường vào Nam, khi đến thành Trào Khẩu ở huyện Hưng Nguyên, lúc nghĩa quân chuẩn bị vượt sông, trời đang nắng bỗng nổi giông tố mù mịt, sông nổi sóng ba đào, quân lính, ngựa voi không tài nào qua sông được. Lê Lợi cho gọi thổ dân đến hỏi thì được biết: Sông này thờ thần Giản Hộ, cứ 3 năm lại phải hiến 1 người con gái, mấy năm nay loạn lạc, dân tình bỏ đi nơi khác nên việc cúng tế bị bỏ trễ. Có người khuyên vua nên bắt một người con gái hiến cho thần, Lê Lợi nói: "Ta dựng cờ khởi nghĩa vì dân, nhiều năm nay bá tính bị giặc Minh giết người, cướp của gây bao tai ương, tang tóc, há ta lại bắt thêm một người dân vô tội nữa chết sao?". Nói rồi vua cho hạ trại đóng quân đợi tìm kế khác. Đêm ấy, Bình Định Vương trằn trọc không ngủ được, gần sáng thì nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo rằng: " Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân dẹp giặc Ngô, làm nên nghiệp Đế". Hôm sau Lê Lợi gọi các bà vợ đến hỏi: "có ai chịu hiến mình làm vợ thần Giản Hộ không? sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người làm thiên tử". Các bà phi không ai nói gì cả, chỉ có bà Ngọc Trần khảng khái quỳ thưa và nguyện xả thân vì nước. Lúc này bà phi mới có con được 3 tuổi, mẹ con khóc lóc từ biệt sinh ly hồi lâu, rồi giao con cho người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua làm lễ tế thần và dùng Phi làm vật tế. Vua bảo "bà ấy đúng là chúa cả trăm vị thần của nước ta, không ai dám trái", bèn sai người ở động Nhân Trầm là Lê Cố rước quan tài về táng ở Thanh Hóa. Linh cữu về đến Làng Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp sang sông phải ngủ lại chợ, sáng hôm sau mối đã phủ lên quan tài như một nấm mồ lớn. Lê Cố thấy sự lạ quay vào Nghệ an tâu với vua, Thái tổ chợt hiểu ra nói: "Đó là thần làm theo lời đã hẹn", bèn sai xây điện Hiến nhân để thờ, đồng thời dựng Thái miếu, thần vị ở Lam Kinh để cúng tế.
Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần mất ngày 24/3 năm Ất Tỵ (1425). Mộ táng ở chợ Mía, một năm lụt to liên tiếp mấy lần, nước Lương Giang dâng cao chảy xiết, quan tài bà nổi lên trôi dạt vào làng Hưng Phấn, xoay mấy vòng như người nghỉ chân, rồi trôi đến làng Thượng Vôi. Nhân dân trong vùng vớt lên mai táng, lập đền thờ gọi là Quốc Mẫu. Thần chủ là "Hiển nhân Thiết cung từ Hoàng Thái hậu Trần Thị Húy Trần, chư phong Dực bảo Trung hưng linh phù tôn thần". Năm 2015, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 345 công nhận di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh đối với đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi - xã Xuân Hòa.
Năm 2025, tròn 600 năm ngày mất của Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần, xã Xuân Hoà đã sẵn sàng các điều kiện để tổ chức Lễ kỷ niệm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản của di tích lịch sử cấp tỉnh; tôn vinh thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta, truyền thống cách mạng của quê hương Xuân Hòa đến đông đảo quần chúng Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ./.
Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
XÃ XUÂN HÒA: HỘI THI VĂN NGHỆ - THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG NĂM 2025
18/04/2025 14:24:25 -
VỀ XUÂN HÒA NGHE KỂ CHUYỆN HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN
17/04/2025 14:35:16 -
ĐẶC SẮC LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN
04/04/2025 15:46:43 -
THỌ XUÂN: ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
14/03/2025 13:46:15
VỀ XUÂN HÒA NGHE KỂ CHUYỆN HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN
VỀ XUÂN HÒA NGHE KỂ CHUYỆN HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN
Đền thờ Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi - xã Xuân Hòa có từ thế kỷ thứ 15. Theo Lê Triều Ngọc Phả, giỗ bà vào ngày 24/3 Âm lịch.
(Toàn cảnh Đền thờ Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần, thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hoà)
Theo sử sách ghi lại, Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần người làng Quần Đội - huyện Lôi Dương (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân). Bà là một "Thục nữ giai nhân". Bà kết duyên cùng Anh hùng dân tộc Lê Lợi trước lúc nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là một người vợ hiền thục, luôn chăm lo tới gia đình, chồng con. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, được chia thành 3 giai đoạn, trong đó 2 giai đoạn đầu đã gắn liền với những đóng góp của Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần cho cuộc khởi nghĩa. Để có được lương thực cho nghĩa quân, bà đã động viên mọi người tham gia sản xuất, bà đã cùng Phạm Nhữ Lãm vận động phường đánh cá Đa Mỹ (gần Quần Đội) dùng thuyền theo sông Chu ngược dòng tiếp tế cho nghĩa quân. Ngày 19/5/1423 sau khi hòa hoãn và dùng kế giả hàng, Bình Định Vương Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân rút về Lam Sơn. Tại đây, bà Phạm Thị Ngọc Trần , mặc dù đang có mang nhưng vẫn tiếp tục cùng nghĩa quân tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực. Ngày 20/11/1423 bà sinh ra Lê Nguyên Long, thiên tư đĩnh ngộ thực là đấng thông minh, trí tuệ. Ngày 12/10 năm 1424 theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân tiến vào Nghệ An mở rộng địa bàn hoạt động và là chỗ dừng chân để đưa cuộc khởi nghĩa trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Lúc này bà Phạm Thị Ngọc Trần mang theo đứa con thơ hẵng còn bế ẵm cùng nghĩa quân lên đường vào Nam, khi đến thành Trào Khẩu ở huyện Hưng Nguyên, lúc nghĩa quân chuẩn bị vượt sông, trời đang nắng bỗng nổi giông tố mù mịt, sông nổi sóng ba đào, quân lính, ngựa voi không tài nào qua sông được. Lê Lợi cho gọi thổ dân đến hỏi thì được biết: Sông này thờ thần Giản Hộ, cứ 3 năm lại phải hiến 1 người con gái, mấy năm nay loạn lạc, dân tình bỏ đi nơi khác nên việc cúng tế bị bỏ trễ. Có người khuyên vua nên bắt một người con gái hiến cho thần, Lê Lợi nói: "Ta dựng cờ khởi nghĩa vì dân, nhiều năm nay bá tính bị giặc Minh giết người, cướp của gây bao tai ương, tang tóc, há ta lại bắt thêm một người dân vô tội nữa chết sao?". Nói rồi vua cho hạ trại đóng quân đợi tìm kế khác. Đêm ấy, Bình Định Vương trằn trọc không ngủ được, gần sáng thì nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo rằng: " Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân dẹp giặc Ngô, làm nên nghiệp Đế". Hôm sau Lê Lợi gọi các bà vợ đến hỏi: "có ai chịu hiến mình làm vợ thần Giản Hộ không? sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người làm thiên tử". Các bà phi không ai nói gì cả, chỉ có bà Ngọc Trần khảng khái quỳ thưa và nguyện xả thân vì nước. Lúc này bà phi mới có con được 3 tuổi, mẹ con khóc lóc từ biệt sinh ly hồi lâu, rồi giao con cho người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua làm lễ tế thần và dùng Phi làm vật tế. Vua bảo "bà ấy đúng là chúa cả trăm vị thần của nước ta, không ai dám trái", bèn sai người ở động Nhân Trầm là Lê Cố rước quan tài về táng ở Thanh Hóa. Linh cữu về đến Làng Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp sang sông phải ngủ lại chợ, sáng hôm sau mối đã phủ lên quan tài như một nấm mồ lớn. Lê Cố thấy sự lạ quay vào Nghệ an tâu với vua, Thái tổ chợt hiểu ra nói: "Đó là thần làm theo lời đã hẹn", bèn sai xây điện Hiến nhân để thờ, đồng thời dựng Thái miếu, thần vị ở Lam Kinh để cúng tế.
Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần mất ngày 24/3 năm Ất Tỵ (1425). Mộ táng ở chợ Mía, một năm lụt to liên tiếp mấy lần, nước Lương Giang dâng cao chảy xiết, quan tài bà nổi lên trôi dạt vào làng Hưng Phấn, xoay mấy vòng như người nghỉ chân, rồi trôi đến làng Thượng Vôi. Nhân dân trong vùng vớt lên mai táng, lập đền thờ gọi là Quốc Mẫu. Thần chủ là "Hiển nhân Thiết cung từ Hoàng Thái hậu Trần Thị Húy Trần, chư phong Dực bảo Trung hưng linh phù tôn thần". Năm 2015, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 345 công nhận di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh đối với đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi - xã Xuân Hòa.
Năm 2025, tròn 600 năm ngày mất của Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần, xã Xuân Hoà đã sẵn sàng các điều kiện để tổ chức Lễ kỷ niệm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản của di tích lịch sử cấp tỉnh; tôn vinh thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta, truyền thống cách mạng của quê hương Xuân Hòa đến đông đảo quần chúng Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ./.
Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân