Hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ XUÂN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 07 /TB-UBND Xuân Hòa, ngày 09 tháng 02 năm 2022
V/v hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Thực hiện phương án sản xuất vụ chiêm xuân năm 2023. Đến thời điểm diện tích lúa đã được gieo cấy xong. Qua kiểm tra thăm đồng của BCĐSX đối với cây lúa do ảnh hưởng của các đợt rét nên phát triển chậm, một số diện tích lúa ở đồng sâu bị Ốc Bưu vàng phá hại, như đồng Trặm thôn Kim Ốc, Khải Đông, Trặm đồn thôn Trung Thành, Đồng Hồ Thọ Khang, Tỉnh thôn 1..,
Để chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, bảo vệ, chăm sóc cây trồng,. UBND xã thông báo một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cụ thể như sau:
I. CẤP NƯỚC, BÓN PHÂN
1. Cấp nước
- HTX NN điều hành nước tưới phù hợp giúp cây lúa phát triển tốt, chỉ đạo lực lượng bảo nông bảo vệ tốt các loại cây trồng, đặc biệt là cây ngô trên đất mầu.
- Trên diện tích lúa: Sau cấy duy trì mực nước mặt ruộng từ 2 - 3 cm, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao. Nếu điều kiện thời tiết dưới 150C cần giữ mực nước thường xuyên trên mặt ruộng từ 4 - 5 cm để giữ ấm chân lúa, tuyệt đối không bón phân đạm, phân bón qua lá, phun thuốc trừ cỏ; không để ruộng lúa bị khô hay ngập úng.
2. Bón phân:
- Theo phương châm: “Bón sớm, bón tập trung, nặng đầu, nhẹ cuối".
- Bón thúc đợt 1 (Khi lúa bén rễ hồi xanh):
+ Đối với lúa lai: Sử dụng phân hỗn hợp NPK: Bón 12- 15 kg phân NPK 12-3-10+2SiO2hh Tiến Nông (Lúa 2, 1M) hoặc NPK 12-5-10 Lâm Thao. Nếu sử dụng phân đơn: Bón 7 - 8 kg ure + 3 kg kali.
+ Đối với lúa thuần: Sử dụng phân hỗn hợp NPK: Bón 10 - 12 kg phân NPK 12-3-10+2SiO2hh Tiến Nông ( Lúa 2, 1M) hoặc NPK 12-5-10 Lâm Thao. Nếu sử dụng phân đơn: Bón 4 - 5 ure + 2 - 3 kg kali. Lưu ý: Không bón phân, chăm sóc khi nhiêt đô dưới 1 0C.
3. Phòng trừ chuột, ốc bưu vàng:
Là đối tượng gây hại quanh năm và mức độ gây hại ngày càng gia tăng qua các năm. BCĐ sản xuất sẽ lấy thuốc cấp cho các thôn tổ chức đánh vào thời điểm thời tiết thuận lợi.
Đối với Ốc Bưu vàng ở thời điểm này bà con phải thực hiện bắt thủ công
II. ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
1. Các biện pháp chăm sóc
1.1. Đối với trâu, bò: Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (rơm, rạ, cây ngô, cây đậu, cây thức ăn chăn nuôi,...), đảm bảo 5-7 kg/con/ngày; trong những ngày giá rét, tăng khẩu phần ăn từ 10 -20% (từ 1-2,0 kg tinh bột cám gạo, ngô, sắn...), thức ăn thô cho ăn trước đến thức ăn tinh sau. Cho uống nước ấm với muối ( 5 g muối/5 lít nước/100 kg trọng lượng).
1.2. Đối với lợn: Chỉ mua giống tại các cơ sở cung cấp con giống có nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, cho ăn thức ăn giàu đạm, tăng hàm lượng tinh bột như đậu tương, bả đậu, ngô, khoai sắn,...bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, chế phẩm sinh học
1.3. Đối với gia cầm: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng: Đối với con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Cho gia cầm ăn đủ khẩu phần, thành phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh thú y. Bổ sung chất khoáng, vitamin, nước uống
1.4. Vệ sinh nền chuồng khô ráo, sạch sẽ, kín gió, nhất là hướng Đông Bắc; thường xuyên bổ sung hoặc thay mới chất độn chuồng như rơm rạ, cỏ khô, mùn cưa, trấu,…đủ ấm cho gia súc vào ban đêm hoặc sử dụng nền đệm lót vi sinh để nâng cao nhiệt độ chuồng nuôi, giúp sưởi ấm cơ thể vật nuôi. Tiêu độc khử trùng chuồng trại, phun thuốc sát trùng định kỳ 01 lần/tuần tại khu vực trong và xung quanh chuồng nuôi kết hợp rắc vôi bột.
2. Tiêm phòng
2.1. Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
+ Đối với trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng, lở mồm Long móng, Viêm da nổi cục,…
+ Đối với đàn lợn: Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tai xanh, lở mồm long móng và 4 bệnh đỏ ( tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn), suyễn, vắc xin phòng bệnh Circovirus, Ecoli,…) lợn nái, lợn đực giống tiêm thêm vắc xin leptosspira, Parvo, giả dại, suyễn lợn;
+ Đối với gia cầm: Tiêm vắc xin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, IB.
+ Đàn chó mèo: Tiêm phòng vắc xin dại
2.2. Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường như: Uể oải, ủ rũ, kém ăn, ho, thở, sốt,…kịp thời báo cáo nhân viên Thú y cơ sở, để cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời, kết hợp tiêu độc, khử trùng tại chỗ.
Trên đây là thông báo một số biện pháp phòng chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Đề nghị Khuyến nông viên, các ông, bà Trưởng thôn, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt nội dung của thông báo.
Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH
- Các thôn (T/b); PHÓ CHỦ TỊCH
- Đài truyền thanh TB;
- Lưu. VP
Tin cùng chuyên mục
-
BẢO HIỂM Y TẾ - VÌ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC MỌI GIA ĐÌNH
09/07/2024 16:32:56 -
HỘI NGHỊ TRUYỀN THÔNG VỀ CANH TÁC LÚA THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
09/07/2024 16:32:52 -
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA BTV TỈNH UỶ THANH HOÁ GIÁM SÁT VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI HUYỆN THỌ XUÂN
09/07/2024 16:32:45 -
Dâng hương tại Đền Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần thôn Thượng Vôi xã Xuân Hòa.
09/07/2024 16:32:42
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ XUÂN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 07 /TB-UBND Xuân Hòa, ngày 09 tháng 02 năm 2022
V/v hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Thực hiện phương án sản xuất vụ chiêm xuân năm 2023. Đến thời điểm diện tích lúa đã được gieo cấy xong. Qua kiểm tra thăm đồng của BCĐSX đối với cây lúa do ảnh hưởng của các đợt rét nên phát triển chậm, một số diện tích lúa ở đồng sâu bị Ốc Bưu vàng phá hại, như đồng Trặm thôn Kim Ốc, Khải Đông, Trặm đồn thôn Trung Thành, Đồng Hồ Thọ Khang, Tỉnh thôn 1..,
Để chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, bảo vệ, chăm sóc cây trồng,. UBND xã thông báo một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cụ thể như sau:
I. CẤP NƯỚC, BÓN PHÂN
1. Cấp nước
- HTX NN điều hành nước tưới phù hợp giúp cây lúa phát triển tốt, chỉ đạo lực lượng bảo nông bảo vệ tốt các loại cây trồng, đặc biệt là cây ngô trên đất mầu.
- Trên diện tích lúa: Sau cấy duy trì mực nước mặt ruộng từ 2 - 3 cm, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao. Nếu điều kiện thời tiết dưới 150C cần giữ mực nước thường xuyên trên mặt ruộng từ 4 - 5 cm để giữ ấm chân lúa, tuyệt đối không bón phân đạm, phân bón qua lá, phun thuốc trừ cỏ; không để ruộng lúa bị khô hay ngập úng.
2. Bón phân:
- Theo phương châm: “Bón sớm, bón tập trung, nặng đầu, nhẹ cuối".
- Bón thúc đợt 1 (Khi lúa bén rễ hồi xanh):
+ Đối với lúa lai: Sử dụng phân hỗn hợp NPK: Bón 12- 15 kg phân NPK 12-3-10+2SiO2hh Tiến Nông (Lúa 2, 1M) hoặc NPK 12-5-10 Lâm Thao. Nếu sử dụng phân đơn: Bón 7 - 8 kg ure + 3 kg kali.
+ Đối với lúa thuần: Sử dụng phân hỗn hợp NPK: Bón 10 - 12 kg phân NPK 12-3-10+2SiO2hh Tiến Nông ( Lúa 2, 1M) hoặc NPK 12-5-10 Lâm Thao. Nếu sử dụng phân đơn: Bón 4 - 5 ure + 2 - 3 kg kali. Lưu ý: Không bón phân, chăm sóc khi nhiêt đô dưới 1 0C.
3. Phòng trừ chuột, ốc bưu vàng:
Là đối tượng gây hại quanh năm và mức độ gây hại ngày càng gia tăng qua các năm. BCĐ sản xuất sẽ lấy thuốc cấp cho các thôn tổ chức đánh vào thời điểm thời tiết thuận lợi.
Đối với Ốc Bưu vàng ở thời điểm này bà con phải thực hiện bắt thủ công
II. ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
1. Các biện pháp chăm sóc
1.1. Đối với trâu, bò: Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (rơm, rạ, cây ngô, cây đậu, cây thức ăn chăn nuôi,...), đảm bảo 5-7 kg/con/ngày; trong những ngày giá rét, tăng khẩu phần ăn từ 10 -20% (từ 1-2,0 kg tinh bột cám gạo, ngô, sắn...), thức ăn thô cho ăn trước đến thức ăn tinh sau. Cho uống nước ấm với muối ( 5 g muối/5 lít nước/100 kg trọng lượng).
1.2. Đối với lợn: Chỉ mua giống tại các cơ sở cung cấp con giống có nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, cho ăn thức ăn giàu đạm, tăng hàm lượng tinh bột như đậu tương, bả đậu, ngô, khoai sắn,...bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, chế phẩm sinh học
1.3. Đối với gia cầm: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng: Đối với con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Cho gia cầm ăn đủ khẩu phần, thành phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh thú y. Bổ sung chất khoáng, vitamin, nước uống
1.4. Vệ sinh nền chuồng khô ráo, sạch sẽ, kín gió, nhất là hướng Đông Bắc; thường xuyên bổ sung hoặc thay mới chất độn chuồng như rơm rạ, cỏ khô, mùn cưa, trấu,…đủ ấm cho gia súc vào ban đêm hoặc sử dụng nền đệm lót vi sinh để nâng cao nhiệt độ chuồng nuôi, giúp sưởi ấm cơ thể vật nuôi. Tiêu độc khử trùng chuồng trại, phun thuốc sát trùng định kỳ 01 lần/tuần tại khu vực trong và xung quanh chuồng nuôi kết hợp rắc vôi bột.
2. Tiêm phòng
2.1. Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
+ Đối với trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng, lở mồm Long móng, Viêm da nổi cục,…
+ Đối với đàn lợn: Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tai xanh, lở mồm long móng và 4 bệnh đỏ ( tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn), suyễn, vắc xin phòng bệnh Circovirus, Ecoli,…) lợn nái, lợn đực giống tiêm thêm vắc xin leptosspira, Parvo, giả dại, suyễn lợn;
+ Đối với gia cầm: Tiêm vắc xin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, IB.
+ Đàn chó mèo: Tiêm phòng vắc xin dại
2.2. Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường như: Uể oải, ủ rũ, kém ăn, ho, thở, sốt,…kịp thời báo cáo nhân viên Thú y cơ sở, để cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời, kết hợp tiêu độc, khử trùng tại chỗ.
Trên đây là thông báo một số biện pháp phòng chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Đề nghị Khuyến nông viên, các ông, bà Trưởng thôn, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt nội dung của thông báo.
Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH
- Các thôn (T/b); PHÓ CHỦ TỊCH
- Đài truyền thanh TB;
- Lưu. VP