Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
189604

Đền Quốc Mẫu

Ngày 20/03/2020 14:28:28

Giới thiệu thân thế sự nghiệp và sự hy sinh cao cả của Quốc Mẫu Phạm Thị ngọc Trần

 GIỚI THIỆU

Đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần

Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần quê ở làng Quần Lai xã Thọ Diên  huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Sau khi kết hôn với Lê Lợi, bà đã sớm gánh vác việc quân lương cùng với nghĩa quân Lam Sơn.

Sau khi tự nguyện gieo mình xuống dòng sông hy sinh tính mệnh vì việc nước, ngày đó là ngày cuối xuân 24/3/1425 Ất Tỵ Bà được nhà vua và nghĩa quân đưa về an táng tại làng Mía bên cạnh dòng sông Chu. Do lũ lụt mộ bà trôi theo dòng sông Chu về đến làng Thượng xã Xuân Hòa thì đậu lại, nhân dân làng Thượng Vôi với lòng ngưỡng mộ và thành kính đã lập Đền thờ bà và lấy ngày 24/3 âm lịch để làm giỗ. Đất nước trải qua những năm dài trong chiến tranh cộng với biến thiên của đất trời đền thờ Bà đã hư hỏng nặng.

Những năm gần đây nhân dân làng Thượng Vôi  với tấm lòng thành kính, bằng công sức của mình và công đức của khách thập phương đã khôi phục lại đền thờ Bà trên mảnh đất đền năm xưa. Mặc dù quy mô còn nhỏ, diện tích đất không lớn song hàng năm cứ đến ngày giỗ 24/3, nhân dân làng Thượng Vôi tổ chức lễ tế cáo Quốc Mẫu cùng Lê Thái tổ và các Thái hậu , thần phi của triều Lê.

          Năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 345 công nhận bằng lịch sử văn Hóa cấp tỉnh đối với đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi xã Xuân Hòa huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. UBND xã Xuân Hòa thành lập ban tổ chức phối hợp với Hội khoa học lịch sử Thanh hóa, Hội đồng Họ Lê tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp của Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại nhà Văn hóa trung tâm xã Xuân Hòa, Tổ chức đón nhận bằng lịch sử văn hóa cấp tỉnh và kỷ niệm 590 năm ngày mất của Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần.

Để  tôn vinh thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp và đức độ của Quốc thái mẫu Phạm Thị Ngọc Trần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, truyền thống cách mạng của quê hương Xuân Hòa đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Di tích.

Hàng năm đến ngày 24/3 âm lịch Đảng ủy-HĐND-UBND- UBMTTQ xã thành lập ban tổ chức phối hợp với thôn Thượng Vôi tổ chức lễ hội :

          Trân trọng kính mời con em người Xuân Hòa đang học tập, công tác mọi miền của Tổ quốc, Du khách thập phương đến thăm viếng cảnh Đền vào các dịp lễ, tết.

                                                     T.M UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ

                                                      PHÓ TỊCH

                                                           KIÊM TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ ĐỀN THỜ                     

                                                        Trịnh Đình Tuấn

Đền Quốc Mẫu

Đăng lúc: 20/03/2020 14:28:28 (GMT+7)

Giới thiệu thân thế sự nghiệp và sự hy sinh cao cả của Quốc Mẫu Phạm Thị ngọc Trần

 GIỚI THIỆU

Đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần

Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần quê ở làng Quần Lai xã Thọ Diên  huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Sau khi kết hôn với Lê Lợi, bà đã sớm gánh vác việc quân lương cùng với nghĩa quân Lam Sơn.

Sau khi tự nguyện gieo mình xuống dòng sông hy sinh tính mệnh vì việc nước, ngày đó là ngày cuối xuân 24/3/1425 Ất Tỵ Bà được nhà vua và nghĩa quân đưa về an táng tại làng Mía bên cạnh dòng sông Chu. Do lũ lụt mộ bà trôi theo dòng sông Chu về đến làng Thượng xã Xuân Hòa thì đậu lại, nhân dân làng Thượng Vôi với lòng ngưỡng mộ và thành kính đã lập Đền thờ bà và lấy ngày 24/3 âm lịch để làm giỗ. Đất nước trải qua những năm dài trong chiến tranh cộng với biến thiên của đất trời đền thờ Bà đã hư hỏng nặng.

Những năm gần đây nhân dân làng Thượng Vôi  với tấm lòng thành kính, bằng công sức của mình và công đức của khách thập phương đã khôi phục lại đền thờ Bà trên mảnh đất đền năm xưa. Mặc dù quy mô còn nhỏ, diện tích đất không lớn song hàng năm cứ đến ngày giỗ 24/3, nhân dân làng Thượng Vôi tổ chức lễ tế cáo Quốc Mẫu cùng Lê Thái tổ và các Thái hậu , thần phi của triều Lê.

          Năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 345 công nhận bằng lịch sử văn Hóa cấp tỉnh đối với đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi xã Xuân Hòa huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. UBND xã Xuân Hòa thành lập ban tổ chức phối hợp với Hội khoa học lịch sử Thanh hóa, Hội đồng Họ Lê tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp của Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại nhà Văn hóa trung tâm xã Xuân Hòa, Tổ chức đón nhận bằng lịch sử văn hóa cấp tỉnh và kỷ niệm 590 năm ngày mất của Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần.

Để  tôn vinh thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp và đức độ của Quốc thái mẫu Phạm Thị Ngọc Trần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, truyền thống cách mạng của quê hương Xuân Hòa đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Di tích.

Hàng năm đến ngày 24/3 âm lịch Đảng ủy-HĐND-UBND- UBMTTQ xã thành lập ban tổ chức phối hợp với thôn Thượng Vôi tổ chức lễ hội :

          Trân trọng kính mời con em người Xuân Hòa đang học tập, công tác mọi miền của Tổ quốc, Du khách thập phương đến thăm viếng cảnh Đền vào các dịp lễ, tết.

                                                     T.M UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ

                                                      PHÓ TỊCH

                                                           KIÊM TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ ĐỀN THỜ                     

                                                        Trịnh Đình Tuấn

Công khai giải quyết TTHC