Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
189604

XÃ XUÂN HÒA: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

Ngày 05/08/2024 18:33:16

XÃ XUÂN HÒA: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

XÃ XUÂN HÒA: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An…gây thiệt hại cho người chăn nuôi; nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như: tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 10 xã, 06 huyện), tỉnh Hòa Bình (dịch xảy ra tại 18 xã, 07 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 06 xã của 04 huyện) và tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 01 xã, 01 huyện). Tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao, do một số nguyên nhân sau: (1) Vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; (2) Thọ Xuân có tổng đàn lợn lớn trên 40 nghìn con, mật độ chăn nuôi cao, chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,; một số cơ sở là ổ dịch cũ; (3) công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, các sản phẩm từ lợn và kiểm soát giết mổ chưa triệt để; (4) tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn chưa cao; (5) đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số đơn vị và hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch;...

Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, bùng phát và lây lan trên địa bàn huyện, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững;

Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 02/8/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện.

UBND xã Xuân Bái yêu cầu BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã, thôn trưởng các thôn tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh và huyện, đặc biệt Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 02/8/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện. Trong đó, tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt một số nội dung sau: 

1. Đối với BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã:

 Thường xuyên theo dõi kiểm tra nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt trên đàn lợn tại các thôn nhằm phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện ở phạm vi nhỏ lẻ, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vắc xin phòng bệnh DTLCP (bao gồm cả các cơ sở chăn nuôi tự chủ động thực hiện tiêm vắc xin DTLCP). Đồng thời, rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn (Lở mồm long móng, Tai xanh, DTL cổ điển), bao gồm cả đàn lợn đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện tại Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 24/11/2023; Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 24/11/2023, Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 08/1/2024; Kế hoạch số 45/KH- 3 UBND ngày 26/2/2024 và hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện; nhất là công tác quản lý vận chuyển lợn giống; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn không đúng quy định. 

2. Đối với các thôn:

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, thống kê tổng đàn lợn trên địa bàn xã cụ thể đến từng hộ chăn nuôi lợn, gia trại, trang trại. Thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã để tuyên truyền cho các hộ nắm bắt.

Tổ chức cho nhân dân tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Tuyên truyền các hộ trong thôn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả lợn châu phi và thực hiện tốt 5 không trong phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi trong quá trình chăn nuôi của hộ.    

3. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn:

Phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cán bộ thôn, cán bộ thú y xã biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời. 

4. Đối với người chăn nuôi:

Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

- Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.

- Bổ sung hoặc thay hàng ngày thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới vào nuôi.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: Các phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi đến khu vực nuôi lợn. Chỉ sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển; Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng. 

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho lợn theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao trên lợn như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh...

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp bà con chăn nuôi nghi ngờ lợn mắc bệnh DTLCP, cần báo cáo kịp thời cho trưởng thôn hoặc cán bộ thú y xã, đồng chí Trần Ngọc Lâm. SĐT 0945490386. 

5. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xã:
   Phối hợp tăng cường thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tuân thủ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. 

  

XÃ XUÂN HÒA: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

Đăng lúc: 05/08/2024 18:33:16 (GMT+7)

XÃ XUÂN HÒA: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

XÃ XUÂN HÒA: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An…gây thiệt hại cho người chăn nuôi; nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như: tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 10 xã, 06 huyện), tỉnh Hòa Bình (dịch xảy ra tại 18 xã, 07 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 06 xã của 04 huyện) và tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 01 xã, 01 huyện). Tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao, do một số nguyên nhân sau: (1) Vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; (2) Thọ Xuân có tổng đàn lợn lớn trên 40 nghìn con, mật độ chăn nuôi cao, chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,; một số cơ sở là ổ dịch cũ; (3) công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, các sản phẩm từ lợn và kiểm soát giết mổ chưa triệt để; (4) tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn chưa cao; (5) đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số đơn vị và hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch;...

Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, bùng phát và lây lan trên địa bàn huyện, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững;

Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 02/8/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện.

UBND xã Xuân Bái yêu cầu BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã, thôn trưởng các thôn tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh và huyện, đặc biệt Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 02/8/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện. Trong đó, tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt một số nội dung sau: 

1. Đối với BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã:

 Thường xuyên theo dõi kiểm tra nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt trên đàn lợn tại các thôn nhằm phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện ở phạm vi nhỏ lẻ, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vắc xin phòng bệnh DTLCP (bao gồm cả các cơ sở chăn nuôi tự chủ động thực hiện tiêm vắc xin DTLCP). Đồng thời, rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn (Lở mồm long móng, Tai xanh, DTL cổ điển), bao gồm cả đàn lợn đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện tại Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 24/11/2023; Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 24/11/2023, Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 08/1/2024; Kế hoạch số 45/KH- 3 UBND ngày 26/2/2024 và hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện; nhất là công tác quản lý vận chuyển lợn giống; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn không đúng quy định. 

2. Đối với các thôn:

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, thống kê tổng đàn lợn trên địa bàn xã cụ thể đến từng hộ chăn nuôi lợn, gia trại, trang trại. Thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã để tuyên truyền cho các hộ nắm bắt.

Tổ chức cho nhân dân tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Tuyên truyền các hộ trong thôn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả lợn châu phi và thực hiện tốt 5 không trong phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi trong quá trình chăn nuôi của hộ.    

3. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn:

Phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cán bộ thôn, cán bộ thú y xã biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời. 

4. Đối với người chăn nuôi:

Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

- Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.

- Bổ sung hoặc thay hàng ngày thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới vào nuôi.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: Các phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi đến khu vực nuôi lợn. Chỉ sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển; Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng. 

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho lợn theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao trên lợn như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh...

- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp bà con chăn nuôi nghi ngờ lợn mắc bệnh DTLCP, cần báo cáo kịp thời cho trưởng thôn hoặc cán bộ thú y xã, đồng chí Trần Ngọc Lâm. SĐT 0945490386. 

5. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xã:
   Phối hợp tăng cường thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tuân thủ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. 

  

Công khai giải quyết TTHC