THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM- NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI (10/8/1961-10/8/2024)
THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM- NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI (10/8/1961-10/8/2024)
THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM- NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI (10/8/1961-10/8/2024)
Những năm qua, Huyện uỷ, HĐND-UBND luôn quan tâm chỉ đạo cho các cấp Hội vận động nguồn lực gây quỹ, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình nạn nhân bệnh nặng, khó khăn vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và ngày thảm hoạ da cam 10/8, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của chiến tranh để lại cho đến hôm nay còn hết sức nặng nề. Thương lắm những mảnh đời, những con người chịu hậu quả đớn đau của chiến tranh, những nạn nhân chất độc da cam/đioxin. Toàn huyện Thọ Xuân có 1.233 người bị nhiễm chất độc da cam.
Những năm qua, Huyện uỷ, HĐND-UBND luôn quan tâm chỉ đạo cho các cấp Hội vận động nguồn lực gây quỹ, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình nạn nhân bệnh nặng, khó khăn vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và ngày thảm hoạ da cam 10/8, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Thọ Xuân từ khi thành lập đến nay đã trải qua 4 kỳ đại hội, toàn huyện có 30/30 tổ chức Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở các xã, thị trấn; Trong đó có 98% nạn nhân tham gia tổ chức Hội. Toàn huyện hiện còn 751 hộ gia đình nạn nhân và 962 nạn nhân. Trong đó có 1.145 hội viên, với 612 người là nạn nhân trực tiếp, 350 người là nạn nhân gián tiếp và hội viên danh dự 183 người
Trong tổng số 751 hộ gia đình nạn nhân, có 58 gia đình có nạn nhân bị bệnh nặng không còn khả năng tự phục vụ, phải có người chăm sóc. Hiện nay, toàn huyện có 02 nạn nhân sống đơn thân; 82 nạn nhân da cam mồ côi cha, hoặc mẹ; 23 nạn nhân mồ côi cả cha lẫn mẹ; có 11 nạn nhân có con ngoài giá thú; có 275 nạn nhân đề nghị hỗ trợ thuốc chữa bệnh; có 54 nạn nhân đề nghị được đi trung tâm giải độc và điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ hàng năm..vv.
(Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Thọ Xuân thăm hỏi, động viên các gia đình hội viên)
Những năm qua, các cấp Hội trong huyện đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác xây dựng tổ chức Hội. Đặc biệt, tại đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam /dioxin nhiệm kỳ IV, giai đoạn 2023-2028, Nghị quyết đã đề ra "tiếp tục vận động xây dựng quỹ Hội, phấn đấu trong 5 năm; huyện Hội phấn đấu đạt từ 200 triệu đồng trở lên; Hội các xã, thị trấn bình quân quỹ hàng năm mỗi hội viên đạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng trở lên. Vận động, kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm, phấn đấu 100% hộ nạn nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, giúp đỡ làm nhà, sửa nhà tình nghĩa; 100% nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn, có bệnh nặng được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết và ngày thảm hoạ da cam 10/8. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức cho nạn nhân đi điều dưỡng, xông hơi giải độc, phục hồi chức năng, trao tặng xe lăn cho hội viên không còn khả năng vận động khi có yêu cầu.
Năm 2023, Thường trực huyện Hội đã phối hợp với tỉnh Hội và Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh tặng 1 nhà tình nghĩa cho Nạn nhân thuộc hộ nghèo mồ côi cả cha lẫn mẹ với số tiền 80 triệu đồng; Phối hợp với phòng Lao động- Thương binh & XH khảo sát hỗ trợ làm nhà mới cho 2 gia đình nạn nhân có nhà ở xuống cấp, mỗi gia đình 50 triệu đồng; Hỗ trợ vay vốn sinh kế cho 4 gia đình nạn nhân nuôi bò sinh sản, đến nay đã có 4 gia đình có bê con đã bán lần 1 cho thu nhập.
Nhân dịp tết cổ truyền Xuân Giáp Thìn, huyện Hội đã phối hợp với các ban, phòng, ngành, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các xã, thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng 893 suất quà, trị giá 301 triệu đồng; Trong đó Hội các xã, thị trấn tặng 783 suất, số tiền 235 triệu đồng; Huyện tặng 60 suất quà, mỗi suất 550.000 đồng với tổng số tiền 33 triệu đồng; Gia đình anh Phạm Ngọc Sáng, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Phú tặng 50 suất quà cho các gia đình nạn nhân khó khăn, mỗi suất quà trị giá 700.000 đ, tổng số tiền 35 triệu đồng; Nhân dịp tháng hành động vì nạn nhân da cam năm 2023, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn hỗ trợ 16 triệu đồng và hàng năm Công ty cũng dành hàng chục suất quà đường, sữa tặng các gia đình nạn nhân da cam khó khăn trên địa bàn huyện.
(Huyện Hội thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn)
Nhân dịp kỷ niệm 63 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024), huyện Hội đã tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND-UBND-UBMTTQ huyện tặng 55 suất quà. Hội các xã thị trấn cũng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tặng hàng trăm suất quà cho các gia đình nạn nhân bệnh nặng, kinh tế khó khăn. Ngoài ra Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện phối hợp với phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội LHPN huyện, Hội CCB huyện tặng 12 suất quà cho các chị là Nữ nạn nhân trực tiếp bệnh nặng cư trú tại thị trấn Thọ Xuân, mỗi suất quà trị giá 550.000đ. Công tác thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và ngày thảm hoạ da cam 10/8 hàng năm là việc làm thường xuyên của các cấp Hội, là nghĩa cử cao đẹp và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối với người có công với đất nước.
Việc huy động nguồn lực của các cấp Hội để chăm sóc, giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam đặc biệt nặng, gia đình nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn còn gặp nhiều bất cập, các cấp Hội chưa xây dựng được nguồn lực mang tính lâu dài và bền vững. Cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở một số xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức, một số Hội xã, thị trấn không có quỹ để hoạt động, cho nên việc thăm hỏi, tặng quà đối với gia đình có nhiều nạn nhân đặc biệt nặng, nhiều cháu là nạn nhân mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ ít được quan tâm, giúp đỡ...vv.
Hàng năm, Trung tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã thường xuyên phối hợp với Huyện Hội có nhiều bài tuyên truyền về ngày "Thảm hoạ da cam". Công tác tuyên truyền luôn được coi trọng và thường xuyên, công tác tuyên truyền là cầu nối nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về thảm hoạ da cam và công cuộc khắc phục chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Nỗi đau da cam không là nỗi đau của riêng ai. Đó là nỗi đau của cả dân tộc. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà trước hết là hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" đối với những người có công với nước, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Phát huy tinh thần: "Đoàn kết- Nghĩa tình- Trách nhiệm - Vì nạn nhân da cam", các cấp Hội đã đặt lên hàng đầu về công tác vận động nguồn lực xã hội, công tác chăm sóc, giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam. Coi đó là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội, đồng thời đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn./.
Trung Tuyến, Trung tâm VH TT TT và DL huyện
(Nguồn Hội NNCDDC/ĐIOXIN huyện Thọ Xuân)
Tin cùng chuyên mục
-
QUÝ I/2025, HUYỆN THỌ XUÂN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO 1.421 LAO ĐỘNG
14/04/2025 14:19:31 -
LĐLĐ HUYỆN THỌ XUÂN CHĂM LO BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐOÀN VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HUYỆN
10/04/2025 15:04:33 -
UBND xã Xuân Hoà thông báo về việc tập trung chăm sóc, phòng chống bệnh hại lúavụ Chiêm Xuân 2025
08/04/2025 16:29:57 -
AGRIBANK CHI NHÁNH THỌ XUÂN: KHAI TRƯƠNG MÁY GỬI VÀ RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG AUTOBANK CDM
04/04/2025 15:51:11
THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM- NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI (10/8/1961-10/8/2024)
THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM- NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI (10/8/1961-10/8/2024)
THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM- NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI (10/8/1961-10/8/2024)
Những năm qua, Huyện uỷ, HĐND-UBND luôn quan tâm chỉ đạo cho các cấp Hội vận động nguồn lực gây quỹ, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình nạn nhân bệnh nặng, khó khăn vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và ngày thảm hoạ da cam 10/8, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của chiến tranh để lại cho đến hôm nay còn hết sức nặng nề. Thương lắm những mảnh đời, những con người chịu hậu quả đớn đau của chiến tranh, những nạn nhân chất độc da cam/đioxin. Toàn huyện Thọ Xuân có 1.233 người bị nhiễm chất độc da cam.
Những năm qua, Huyện uỷ, HĐND-UBND luôn quan tâm chỉ đạo cho các cấp Hội vận động nguồn lực gây quỹ, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình nạn nhân bệnh nặng, khó khăn vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và ngày thảm hoạ da cam 10/8, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Thọ Xuân từ khi thành lập đến nay đã trải qua 4 kỳ đại hội, toàn huyện có 30/30 tổ chức Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở các xã, thị trấn; Trong đó có 98% nạn nhân tham gia tổ chức Hội. Toàn huyện hiện còn 751 hộ gia đình nạn nhân và 962 nạn nhân. Trong đó có 1.145 hội viên, với 612 người là nạn nhân trực tiếp, 350 người là nạn nhân gián tiếp và hội viên danh dự 183 người
Trong tổng số 751 hộ gia đình nạn nhân, có 58 gia đình có nạn nhân bị bệnh nặng không còn khả năng tự phục vụ, phải có người chăm sóc. Hiện nay, toàn huyện có 02 nạn nhân sống đơn thân; 82 nạn nhân da cam mồ côi cha, hoặc mẹ; 23 nạn nhân mồ côi cả cha lẫn mẹ; có 11 nạn nhân có con ngoài giá thú; có 275 nạn nhân đề nghị hỗ trợ thuốc chữa bệnh; có 54 nạn nhân đề nghị được đi trung tâm giải độc và điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ hàng năm..vv.
(Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Thọ Xuân thăm hỏi, động viên các gia đình hội viên)
Những năm qua, các cấp Hội trong huyện đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác xây dựng tổ chức Hội. Đặc biệt, tại đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam /dioxin nhiệm kỳ IV, giai đoạn 2023-2028, Nghị quyết đã đề ra "tiếp tục vận động xây dựng quỹ Hội, phấn đấu trong 5 năm; huyện Hội phấn đấu đạt từ 200 triệu đồng trở lên; Hội các xã, thị trấn bình quân quỹ hàng năm mỗi hội viên đạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng trở lên. Vận động, kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm, phấn đấu 100% hộ nạn nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, giúp đỡ làm nhà, sửa nhà tình nghĩa; 100% nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn, có bệnh nặng được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết và ngày thảm hoạ da cam 10/8. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức cho nạn nhân đi điều dưỡng, xông hơi giải độc, phục hồi chức năng, trao tặng xe lăn cho hội viên không còn khả năng vận động khi có yêu cầu.
Năm 2023, Thường trực huyện Hội đã phối hợp với tỉnh Hội và Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh tặng 1 nhà tình nghĩa cho Nạn nhân thuộc hộ nghèo mồ côi cả cha lẫn mẹ với số tiền 80 triệu đồng; Phối hợp với phòng Lao động- Thương binh & XH khảo sát hỗ trợ làm nhà mới cho 2 gia đình nạn nhân có nhà ở xuống cấp, mỗi gia đình 50 triệu đồng; Hỗ trợ vay vốn sinh kế cho 4 gia đình nạn nhân nuôi bò sinh sản, đến nay đã có 4 gia đình có bê con đã bán lần 1 cho thu nhập.
Nhân dịp tết cổ truyền Xuân Giáp Thìn, huyện Hội đã phối hợp với các ban, phòng, ngành, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các xã, thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng 893 suất quà, trị giá 301 triệu đồng; Trong đó Hội các xã, thị trấn tặng 783 suất, số tiền 235 triệu đồng; Huyện tặng 60 suất quà, mỗi suất 550.000 đồng với tổng số tiền 33 triệu đồng; Gia đình anh Phạm Ngọc Sáng, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Phú tặng 50 suất quà cho các gia đình nạn nhân khó khăn, mỗi suất quà trị giá 700.000 đ, tổng số tiền 35 triệu đồng; Nhân dịp tháng hành động vì nạn nhân da cam năm 2023, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn hỗ trợ 16 triệu đồng và hàng năm Công ty cũng dành hàng chục suất quà đường, sữa tặng các gia đình nạn nhân da cam khó khăn trên địa bàn huyện.
(Huyện Hội thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn)
Nhân dịp kỷ niệm 63 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024), huyện Hội đã tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND-UBND-UBMTTQ huyện tặng 55 suất quà. Hội các xã thị trấn cũng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tặng hàng trăm suất quà cho các gia đình nạn nhân bệnh nặng, kinh tế khó khăn. Ngoài ra Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện phối hợp với phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội LHPN huyện, Hội CCB huyện tặng 12 suất quà cho các chị là Nữ nạn nhân trực tiếp bệnh nặng cư trú tại thị trấn Thọ Xuân, mỗi suất quà trị giá 550.000đ. Công tác thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và ngày thảm hoạ da cam 10/8 hàng năm là việc làm thường xuyên của các cấp Hội, là nghĩa cử cao đẹp và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối với người có công với đất nước.
Việc huy động nguồn lực của các cấp Hội để chăm sóc, giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam đặc biệt nặng, gia đình nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn còn gặp nhiều bất cập, các cấp Hội chưa xây dựng được nguồn lực mang tính lâu dài và bền vững. Cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở một số xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức, một số Hội xã, thị trấn không có quỹ để hoạt động, cho nên việc thăm hỏi, tặng quà đối với gia đình có nhiều nạn nhân đặc biệt nặng, nhiều cháu là nạn nhân mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ ít được quan tâm, giúp đỡ...vv.
Hàng năm, Trung tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đã thường xuyên phối hợp với Huyện Hội có nhiều bài tuyên truyền về ngày "Thảm hoạ da cam". Công tác tuyên truyền luôn được coi trọng và thường xuyên, công tác tuyên truyền là cầu nối nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về thảm hoạ da cam và công cuộc khắc phục chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Nỗi đau da cam không là nỗi đau của riêng ai. Đó là nỗi đau của cả dân tộc. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà trước hết là hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" đối với những người có công với nước, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Phát huy tinh thần: "Đoàn kết- Nghĩa tình- Trách nhiệm - Vì nạn nhân da cam", các cấp Hội đã đặt lên hàng đầu về công tác vận động nguồn lực xã hội, công tác chăm sóc, giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam. Coi đó là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội, đồng thời đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn./.
Trung Tuyến, Trung tâm VH TT TT và DL huyện
(Nguồn Hội NNCDDC/ĐIOXIN huyện Thọ Xuân)