Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
189604

XÃ XUÂN HOÀ: LỄ KỶ NIỆM 600 NĂM NGÀY MẤT CỦA HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN (24/3 ẤT TỴ 1425 – 24/3 ẤT TỴ 2025)

Ngày 23/04/2025 14:03:14

XÃ XUÂN HOÀ: LỄ KỶ NIỆM 600 NĂM NGÀY MẤT CỦA HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN (24/3 ẤT TỴ 1425 – 24/3 ẤT TỴ 2025)

Sáng 21/4/2025 (tức ngày 24/3 năm Ất Tỵ), xã Xuân Hòa đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần (24/3 Ất Tỵ 1425-24/3 Ất Tỵ 2025).

 IMG_20250421_143836.jpg

Dự lễ có đại diện lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu lịch sử và bảo tồn Di sản Thanh Hoá; Đại diện lãnh đạo các ban, phòng, ngành cấp huyện; Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thọ Xuân – Yên Định; Đại diện BQL Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn, chùa Đông Nam; Chủ tịch Hội đồng họ Trần Thọ Xuân; Các đồng chí nguyên lãnh đạo xã Xuân Hoà qua các thời kỳ; Các đồng chí Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ, các hội, đoàn thể xã Xuân Hoà; Các đồng chí Bí thư Chi bộ, Trưởng các thôn trong xã; Đại diện con em xã Xuân Hoà đang học tập, công tác, sinh sống tại thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, Thọ Hải; Đại diện lãnh đạo các đơn vị, cơ quan cùng đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.

18.jpg
(Đ/c Chủ tịch UBND xã Xuân Hoà đọc diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm)

Theo sử sách ghi lại, Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần người làng Quần Đội - huyện Lôi Dương (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân). Bà là một "Thục nữ giai nhân". Bà kết duyên cùng Anh hùng dân tộc Lê Lợi trước lúc nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là một người vợ hiền thục, luôn chăm lo tới gia đình, chồng con.

14.jpg

15.jpg

Sự kiện năm Ất Tỵ 1425, Lê Thái Tổ vây đánh thành Nghệ An, đặc biệt là việc Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần tự nguyện hiến thân làm vật tế thần, nghĩa quân Lam Sơn có thêm sức mạnh đánh đuổi quân Nhà Minh ra khỏi bờ cõi nước ta, giành lại chủ quyền, độc lập dân tộc. Sau khi tự nguyện gieo mình xuống dòng sông hi sinh tính mệnh vì việc nước, bà được nhà vua và nghĩa quân đưa về mai táng tại quê nhà. Nhưng khi về đến làng Mía thì trời đã tối, chưa kịp sang sông phải ngủ lại chợ, sáng hôm sau mối đã phủ lên quan tài như một nấm mồ lớn. Mọi người đều nghĩ về sự hiển linh của bà muốn an nghỉ tại đây. Vua truyền cho làng Mía lập đền thờ gọi là đền Hiến Nhân. Do lũ lụt, mộ bà trôi theo dòng sông Chu về đến làng Thượng Vôi, xã Xuân Hoà thì đậu lại, Nhân dân làng Thượng Vôi với lòng ngưỡng mộ và thành kính đã lập đền thờ bà. 

13.jpg

jhgjhj.jpg

Đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa có từ thế kỷ thứ XV. Theo Lê triều Ngọc phả: Giỗ bà vào ngày 24/3. Trước đây, đến ngày giỗ, dân làng mở Hội làm giỗ cho bà. Năm 2015, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 345 và cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với Đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân. Năm 2020 được quan tâm của tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân làm chủ đầu tư xây dựng, tôn tạo lại một số hạng mục của Đền. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào dịp 24 tháng 3 năm Tân Sửu 2021.

jhgjhg.jpg
(Đ/c Bí thư Đảng uỷ xã Xuân Hoà đánh trống khai Lễ)

17.jpg

3.jpg

kjk.jpg

Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần (24/3 Ất Tỵ 1425 - 24/3 Ất Tỵ 2025), được xã Xuân Hoà tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống. Các dòng họ trong thôn Thượng Vôi và các thôn trong xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã tổ chức dâng Lễ. Xã Xuân Hòa tổ chức rước kiệu, lễ dâng hương, lễ tế cáo,… Trước đó, địa phương đã phát động Nhân dân trên địa bàn treo cờ Tổ quốc, tổng dọn vệ sinh môi trường; Từ ngày 17/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, xã Xuân Hoà tổ chức Hội thi thể thao quần chúng với các nội dung: Bóng chuyền hơi nam – nữ, kéo co, bịt mắt bắt vịt; Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

1.jpg

Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần là dịp để các đại biểu và Nhân dân xã Xuân Hòa nói riêng, huyện Thọ Xuân nói chung tôn vinh thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp của Phạm Thị Ngọc Trần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bên cạnh đó, nhằm giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta, truyền thống cách mạng của quê hương Xuân Hòa đến đông đảo quần chúng Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị Di tích trên địa bàn./.

 

  

XÃ XUÂN HOÀ: LỄ KỶ NIỆM 600 NĂM NGÀY MẤT CỦA HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN (24/3 ẤT TỴ 1425 – 24/3 ẤT TỴ 2025)

Đăng lúc: 23/04/2025 14:03:14 (GMT+7)

XÃ XUÂN HOÀ: LỄ KỶ NIỆM 600 NĂM NGÀY MẤT CỦA HOÀNG THÁI HẬU PHẠM THỊ NGỌC TRẦN (24/3 ẤT TỴ 1425 – 24/3 ẤT TỴ 2025)

Sáng 21/4/2025 (tức ngày 24/3 năm Ất Tỵ), xã Xuân Hòa đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần (24/3 Ất Tỵ 1425-24/3 Ất Tỵ 2025).

 IMG_20250421_143836.jpg

Dự lễ có đại diện lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu lịch sử và bảo tồn Di sản Thanh Hoá; Đại diện lãnh đạo các ban, phòng, ngành cấp huyện; Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thọ Xuân – Yên Định; Đại diện BQL Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn, chùa Đông Nam; Chủ tịch Hội đồng họ Trần Thọ Xuân; Các đồng chí nguyên lãnh đạo xã Xuân Hoà qua các thời kỳ; Các đồng chí Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ, các hội, đoàn thể xã Xuân Hoà; Các đồng chí Bí thư Chi bộ, Trưởng các thôn trong xã; Đại diện con em xã Xuân Hoà đang học tập, công tác, sinh sống tại thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, Thọ Hải; Đại diện lãnh đạo các đơn vị, cơ quan cùng đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.

18.jpg
(Đ/c Chủ tịch UBND xã Xuân Hoà đọc diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm)

Theo sử sách ghi lại, Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần người làng Quần Đội - huyện Lôi Dương (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân). Bà là một "Thục nữ giai nhân". Bà kết duyên cùng Anh hùng dân tộc Lê Lợi trước lúc nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là một người vợ hiền thục, luôn chăm lo tới gia đình, chồng con.

14.jpg

15.jpg

Sự kiện năm Ất Tỵ 1425, Lê Thái Tổ vây đánh thành Nghệ An, đặc biệt là việc Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần tự nguyện hiến thân làm vật tế thần, nghĩa quân Lam Sơn có thêm sức mạnh đánh đuổi quân Nhà Minh ra khỏi bờ cõi nước ta, giành lại chủ quyền, độc lập dân tộc. Sau khi tự nguyện gieo mình xuống dòng sông hi sinh tính mệnh vì việc nước, bà được nhà vua và nghĩa quân đưa về mai táng tại quê nhà. Nhưng khi về đến làng Mía thì trời đã tối, chưa kịp sang sông phải ngủ lại chợ, sáng hôm sau mối đã phủ lên quan tài như một nấm mồ lớn. Mọi người đều nghĩ về sự hiển linh của bà muốn an nghỉ tại đây. Vua truyền cho làng Mía lập đền thờ gọi là đền Hiến Nhân. Do lũ lụt, mộ bà trôi theo dòng sông Chu về đến làng Thượng Vôi, xã Xuân Hoà thì đậu lại, Nhân dân làng Thượng Vôi với lòng ngưỡng mộ và thành kính đã lập đền thờ bà. 

13.jpg

jhgjhj.jpg

Đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa có từ thế kỷ thứ XV. Theo Lê triều Ngọc phả: Giỗ bà vào ngày 24/3. Trước đây, đến ngày giỗ, dân làng mở Hội làm giỗ cho bà. Năm 2015, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 345 và cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với Đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần tại thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân. Năm 2020 được quan tâm của tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân làm chủ đầu tư xây dựng, tôn tạo lại một số hạng mục của Đền. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào dịp 24 tháng 3 năm Tân Sửu 2021.

jhgjhg.jpg
(Đ/c Bí thư Đảng uỷ xã Xuân Hoà đánh trống khai Lễ)

17.jpg

3.jpg

kjk.jpg

Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần (24/3 Ất Tỵ 1425 - 24/3 Ất Tỵ 2025), được xã Xuân Hoà tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống. Các dòng họ trong thôn Thượng Vôi và các thôn trong xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã tổ chức dâng Lễ. Xã Xuân Hòa tổ chức rước kiệu, lễ dâng hương, lễ tế cáo,… Trước đó, địa phương đã phát động Nhân dân trên địa bàn treo cờ Tổ quốc, tổng dọn vệ sinh môi trường; Từ ngày 17/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, xã Xuân Hoà tổ chức Hội thi thể thao quần chúng với các nội dung: Bóng chuyền hơi nam – nữ, kéo co, bịt mắt bắt vịt; Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

1.jpg

Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần là dịp để các đại biểu và Nhân dân xã Xuân Hòa nói riêng, huyện Thọ Xuân nói chung tôn vinh thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp của Phạm Thị Ngọc Trần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bên cạnh đó, nhằm giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta, truyền thống cách mạng của quê hương Xuân Hòa đến đông đảo quần chúng Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị Di tích trên địa bàn./.

 

  

Công khai giải quyết TTHC